Form Đăng Ký Tư Vấn
Văn bản pháp luật
NỘI DUNG ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU
- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
- NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ÁN PHÍ VÀ LỆ PHÍ TÒA ÁN
- LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
- VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ LUẬT LAO ĐỘNG - mới nhất
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn
- Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp dân sự
- Dịch vụ luật sư tố tụng giải quyết tranh chấp Doanh nghiệp
- Dịch vụ Luật sư bào chữa cho bị can bị cáo trong vụ án hình sự
- Phần 1: Tư vấn giải quyết về con chung và tài sản khi ly hôn
- Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật Đất đai
- Dịch vụ Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án Lao động
- THỦ TỤC CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH NGOÀI TÒA ÁN
- Phần 2: những tranh chấp và yêu cầu sau khi ly hôn
- Mẫu đơn xin ly hôn
- Mẫu đơn khởi kiện dân sự năm 2021
Trang chủ » Kiến thức pháp luật » Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm
Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.
- Chủ thể kháng nghị: được quy định tại điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự
“1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp cao; bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án kháckhi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh những hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn hoãn thi hành án không quá 3 tháng kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án.
- Căn cứ kháng nghị: là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị dựa vào đó yêu cầu Tòa án xem xét lại vụ án bằng việc ra quyết định kháng nghị. Bao gồm:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
- Thời hạn kháng nghị: Theo điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được luật sư tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của bạn hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRỊNH ĐÀO
312 Tỉnh lộ 8, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0937298690
Email: luatsutrinhdao@gmail.com